Hiển thị các bài đăng có nhãn SEO. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn SEO. Hiển thị tất cả bài đăng

13/6/15

Backlink và cách sử dụng

Chào mừng các bạn quay trở lại với Việt Blogger

Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về Backlink. Sau khi đọc xong bài này, Chúng ta sẽ biết được thế nào thì gọi là backlink. Thế nào là một Backlink tốt, thế nào là một Backlink xấu.

Đầu tiên chúng ta hãy cùng định nghĩa thế nào là Backlink đã nhé!

Chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản nhất Backlink theo nghĩa đen của nó có nghĩa là liên kết lại. Hoặc nói theo một cách khác thì Backlink là dạng liên kết từ một website A sang một website B. 
Có thể nói rằng, một trong số những cách đơn giản nhất để tăng traffic cho website của bạn đó chính là Backlink. Không chỉ thế, nó còn đóng một vai trò quan trọng khác trong việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm và tăng PageRank của bạn trên Google.


Vậy thế nào là liên kết Backlink?

Cũng tương tự như Backlink, chỉ khác ở chỗ là liên kết này được đặt tại cả hai trang web A và B. Nghĩa là sẽ có một liên kết từ một website A sang một website B và website B sẽ liên kết lại với website A bằng một liên kết khác.

Thế nào là một Backlink tốt?

Đầu tiên: Một Backlink tốt thì phải là Backlink Do Follow.

Thứ hai: đó là trang web kia phải có PageRank cao.

Thứ ba: đó là bạn phải liên kết với Root Domain ( Có thể hiểu là Domain gốc hay Domain cơ sở ).

Thứ tư: Các trang web phải là các trang web có chủ đề liên quan đến bạn. Tại vì sao phải như vậy ạ? Dễ hiểu thôi. Ví dụ như bạn làm về web công nghệ đi. Nhưng bạn lại đi liên kết với một trang web làm đẹp thì sẽ thế nào ạ? Liệu khác trên trang làm đẹo kia có nhấp vào link của bạn để xem không ạ?
Theo tôi nghĩ chắc là chẳng bao giò đâu. Hoặc chỉ là hiếm họa mà thôi.

Thứ năm: Link out của trang web phải ít. Nếu như bạn đặt Backlink trên một trang web có quá nhiều link out ( link thoát ra ngoài trang web ) thì không những không tốt cho SEO mà còn lại hại đến việc SEO của bạn.

Thứ sáu: Thời gian tồn tại của Backlink. Một Backlink có tuổi thọ cao sẽ làm cho độ trust của Backlink tăng lên đáng kể. Và hiển nhiên điều này rất tốt cho SEO.
Những Backlink thì nên đặt trên các trang về Chính phủ hay Giáo dục là tốt nhất. Ví dụ như những domain có đuôi là .gov hay là .edu chẳng hạn. Bởi lẽ những Backlink trên đây có đọ trust link cao hơn những tên miền khác.
Và điều cuối cùng đó là không đặt Backlink trên các trang có nội dung xấu. Như là Sex, hay bạo lực,...

Thế nào là một Backlink xấu?

Ngược lại với Backlink tốt. Backlink xấu sẽ làm cho website của bạn bị đánh giá rất thấp. Và điều đó đồng nghĩa với việc Trang web của bạn sẽ dần dần tụt khỏi bảng xếp hạng một cách nhanh chóng.\
Một Back lin được coi là xấu khi mắc phải những điều ở trên.
Nhưng mình xin được tóm tắt lại như thế này.
Backlink xấu là những Backlink kém chất lượng. Đước liên hết từ những website có nội dung xấu, không liên quan và không tương đồng về ngôn ngữ.

Đi Backlink như thế nào là đúng?

Nếu như bạn đã nắm rõ được những điều cơ bản ở trên rồi thì việc xác định được đi Backlink như thế nào cho đúng thì có lẽ cũng không quá là khó khăn đối với bạn.



1. Trên các blog:
Đi Backlink trên các blog là vô cùng cần thiết. Thế nhưng đi như thế nào cho đúng thì cũng ít người biết được. Khi đi Backlink trên một blog, có những người thường comment với nội dung tương tự như thế này "Bài viết hay". "tem rất đẹp", "mình cũng đang tìm hiểu mà sao seo mãi trang abc.xyz mà nó không lên",...... còn rất nhiều nữa. Những casci đi ấy thực sự mà nói thì không nên một chút nào. Bởi  vì nó chẳng mang lại lợi ích gì trong công cuộc SEO của các bạn cả. Mà thay vào đó bạn hãy để lại những comment thực sự có giá trị cho người đọc thì họ mới vào trang của bạn được chứ.

2. Trên các diễn đàn.
Diễn đàn hiện nay thực sự rất phổ biến ở Việt Nam. Nhất là các diễn đàn về công nghệ và giao vặt. Bạn đi đâu cũng có thể thấy các diễn đàn mọc lên nham nhảm. Vì vậy tại sao bạn không tận dụng cơ hội này để tạo Backlink cho trang web của mình? Để tạo Backlink hiệu quả nhất trên các diễn đàn thì không còn cách nào khác đó là sử dụng chữ ký trên đó. Và đó cũng là một lới thế của diễn đàn mà blog không có. Nhưng, xin lưu ý với các bạn rằng, diễn đàn cũng có những quy tắc của nó. Hãy bỏ ra một chút thời gian đọc nội quy của diến đàn trước rồi đặt Backlink sau nhé. Điều này sẽ giúp cho bạn tránh được những điều đáng tiếc về sau đấy. Và xin nhắc lại với các bạn rằng, dù ở đâu thì bạn cũng nên để lại những comment thực sự có giá trị nhé!

3. Cập nhật đầy đủ thông tin Profile
Hiện nay, hầu hết tất cả các trang web cho bạn đăng ký thành viên đều có khung thông tin về trang web của bạn. Vậy thì mất gì mà chúng ta không tận dụng nó nhỉ. Dù sao nó cũng đóng góp chút ít cho việc SEO của bạn đấy.

Chúc các bạn thành công!

Hướng dẫn SEO Off Page căn bản cho mọi người

Ở một bài viết trước trong chuyên mục SEO mình và các bạn đã cùng tìm hiểu sơ qua về cách SEO On Page rồi. Nhưng như vậy vẫn chứ đủ. Chưa đủ để website của bạn có thể đánh bại được các đôi thủ của mình để ngoi lên vị trí dẫn dầu trong bảng xếp hạng vàng của Google được.

OK, bây giờ chúng ta cùng nhau tìm hiểu nhé!

Trước tiên, mình muốn các bạn hiểu được, thế nào là SEO Off Page
SEO Off Page là một thuật ngữ dùng để miêu tả việc bạn đi xây dựng backlink cho website của mình.
Vậy Backlink là gì? Thế nào gọi là Backlink. Để trả lời cho câu hỏi đó, mời bạn đọc bài viết "Backlink và cách sử dụng" của mình để hiểu rõ hơn nhé!

Vậy chúng ta đã biết được như thế nào là SEO Off Page rồi. Vậy là sao để chúng ta có thể làm tốt được công việc này. Mời các bạn cùng đọc những kinh nghiệm mà mình đã đúc kết được trong thời gian qua ngay dưới đây:

Thứ nhất: Cách đăng bài viết

Để có được lượng traffic đều đặn về website của mình thì việc đầu tiên các bạn làm đó chính là đăng bài viết đều đặn. Các bạn nên đăng ít nhất 2 đến 3 bài một ngày. Hoặc cũng có thể nhiều hơn càng tốt. Nhưng cũng đừng đăng quá nhiều bài viết trong một ngày. Mà thay vì đó bạn nên trú trọng đến nội dung của bài viết để nâng cao chất lượng bài viết của mình. Các bạn cúng nên đăng bài theo một khung giờ nhất định nhé. Điều này sẽ tạo ra cho người đọc một thói quen tốt đó là sẽ lên xem website của bạn vào những khung giờ đó.


Thứ hai: Tạo backlink trên blog và diễn đàn.

Một diều quan trọng khác nữa trong công việc SEO của chúng ta đó là tạo ra các backlink trỏ về trang web của mình. Các bạn hãy tìm đến các blog, diễn đàn có cùng chủ đề với website của mình để trả lời các bình luận hay câu hỏi của mọi người. Đồng thời hãy chèn luôn backlink đến trang web của bạn. Nếu như bạn là một người hoạt động tốt và sôi nổi, thì việc mọi người truy cập vào website của bạn qua nhứng back link đó là rất cao.

Nhưng hiện nay thì việc mọi người lạm dụng backlink nên đã gây ra tình trạng SPAM không hề nhẹ trên các blog và diễn đàn. Bởi vì thế mà các bloger hay admin diễn đàn đã thêm thuộc tính Nofollow cho các liên kết của mình. Đó quả là một điều đáng buồn. Vì thế trước khi đặt backlink các bạn cần tìm hiểu xem blog/diễn đàn đó là dofollow hay nofollow để đặt backlink nhé. Còn nữa, có một cách khá hiệu quả dành cho việc đi backlink trên diễn đàn đó chính là bạn hãy tận dụng chức năng chữ ký của diến đàn. Đây cũng là một cách khá hiệu quả trong việc đi backlink đây!


Thứ ba: Chia sẻ bài viết lên các trang mạng xã hội.

Đây cũng là một cách mà theo mình nghĩ cũng rất hiệu quả trong việc tạo backlin và tăng lượt traffic cho website của bạn. Mặc dù có lẽ vẫn có một số SEOer quên mất điều này (theo nhận xét của riêng mình thôi nhé!). Như các bạn biết rằng, chúng ta có thể tạo hàng ngàn backlink trên các trang mạng xã hội mà không hề bị suspend bởi lý do spam cả.

Vả lại các trang mạng xã hội hiện nay đều được mọi người rất ưa chuộng. Và như thế bạn sẽ có được một lượng traffic không hề nhỏ rồi. Và để tăng tính tương tác thì bạn nên tích hợp thêm các nút mạng xã hội vào website hay thêm bình luận của họ vào website của mình. Một số trang mạng xã hội lớn hiện nay là Facebook, Twitter, Google+,...

Thứ tư: Trao đổi textlink

Trao đổi textlink là như thế nào? Nó là hình thức bạn và đối tác đặt các dòng text có kèm theo link đến trang của bạn trên website của nhau. Điều quan trọng là các bạn nên tìm những website nào có PR cao và được Google index nhan chóng nhé. Nhưng mà thông thường thì các trang web có PR cao thường rất hiếm khi chịu đặt textlink với các trang web thấp hơn.

Bới vậy cách này thì thường là chất lượng backlink không được cáo lăm. Nhưng nếu được duy trì lâu dài thì đây cũng là một csch khá tốt với chúng ta. Nó sẽ làm cho PR của bạn tăng lên đấy :D

Và còn một còn một số cách khác như là Đăng bài viết để PR cho website, Đặt quản cáo trên các trang web khác, hay là đăng bài qua báo chí, submit lên các trang social bookmark, và còn rất nhiều cách khác nữa. Mình sẽ nói trong các bài viết tiếp theo.

Các bạn hãy cùng theo dõi nhé!

6/6/15

SEO là gì?

SEO là gì và tại sao website của bạn lại phải làm SEO

Khi tìm kiếm trên Google cụm từ: SEO là gì? Tôi nhận được 1 560 000 kết quả trả về để trả lời cho câu hỏi này, ngoài đời thực tôi cũng nhận được khá nhiều các bạn:
  • Hỏi SEO là gì?
  • Anh làm SEO thì anh làm cái gì?
  • Tại sao website của em lại phải làm SEO?
  • Khoá học SEO ở đâu tốt?

Đại loại những câu hỏi như vậy, chúng ta cùng đi tìm hiểu xem thực chất SEO là gì? SEO làm gì? SEO hoạt động như thế nào?

SEO được viết tắt của cụm từ Search Engine Optimization (Tối ưu hóa các công cụ tìm kiếm). SEO được hiểu là phương pháp hay tập hợp những phương pháp tối ưu hóa website, làm cho website trở lên thân thiện với máy chủ tìm kiếm, nhằm nâng cao thứ hạng website của bạn trên các công cụ tìm kiếm như Google, Yahoo, Bing,… khi người dùng tìm kiếm với các keyword (từ khóa) liên quan.

Vậy cụ thể thì seo là gì?

SEO cũng được coi là một lĩnh vực trong việc tiếp thị, truyền thông và quảng bá, là một ngành nghề tiếp thị hay dành cho những người làm công việc tối ưu hóa thiết bị tìm kiếm, người đưa ra phương pháp tối ưu cho website.

Thông qua SEO, các quản trị có thể đưa trang web của họ lên vị trí cao trong SERP (Search engine result page – trang kết quả tìm kiếm) với những từ khóa liên quan nhằm tăng lượt truy cập và tính cạnh tranh với đối thủ.

SEO là một công việc riêng, một việc rất độc lập nhưng đôi khi là một trong những chiến dịch quảng cáo của các quản trị. Nếu nhận thức được tầm quan trọng của SEO, người quản trị sẽ gặt hái được nhiều thành công, kiếm được nhiều nguồn khách hàng khổng lồ từ các công cụ tìm kiếm.

Thuật ngữ SEO cũng có thể được dùng để chỉ những người làm công việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, là những nhà tư vấn đưa ra những dự án tối ưu hóa cho các website của khách hàng.

SEO là gì và SEO làm những gì?


Hiện nay, việc làm SEO ở Việt Nam đang ngày càng phổ biến, nó được coi như một nghề hái ra tiền, một việc làm đầy tính tư duy hay một lĩnh vực nghệ thuật sáng tạo độc đáo !

Đối với các doanh nghiệp kinh doanh trên Internet, cuộc chiến giành vị trí cao trên bảng xếp hạng của các công cụ tìm kiếm là điều vô cùng quan trọng.

Hầu hết người dùng Internet sử dụng các công cụ tìm kiếm hàng ngày và có thể chỉ nhìn vào trang đầu tiên của kết quả tìm kiếm. Vì thế nếu như một khách hàng đang tìm kiếm trang web của bạn, và bạn vô tình bị xếp ở trang thứ hai của kết quả tìm kiếm, sẽ ít có khả năng khách hàng ghé thăm trang của bạn.

Google quyết định thứ tự trên trang kết quả tìm kiếm như thế nào?

Google sử dụng hơn 200 tiêu chí để quyết định thứ tự của kết quả tìm kiếm và những thuật toán chính xác này là một bí mật – điều tương tự cũng xảy ra đối với các công cụ tìm kiếm của Yahoo hay Microsoft. Tuy nhiên, những tiêu chuẩn được tách biệt giữa các yếu tố nằm trên trang web như văn bản thực tế và nội dung, và các yếu tố nằm ngoài trang web bao gồm số lượng các đường link từ bên ngoài đến các website đó.

Làm sao để trang web được các công cụ tìm kiếm để mắt tới?

Google công khai các hướng dẫn SEO của mình. Đầu tiên, hãy chắc chắn rằng trang web của bạn được công cụ tìm kiếm biết đến, điều này có nghĩa là có một “con nhện” tự động bò trên nội dung trang web của bạn và đưa nó vào trong bản đồ.

Từ đó, việc tối ưu hóa phụ thuộc vào việc kết hợp giữa công tác biên tập và kỹ thuật. Về cơ bản, nội dung, đặc biệt là tiêu đề cần phải mô tả được nội dung, sử dụng những từ khóa mà khách hàng thường dùng. Một số trang web có thể cố gắng để “lừa” Google, hoặc bằng cách tải các trang web với quá nhiều các từ khóa không liên quan, hoặc thông qua các trang trung gian có các đường link mà không mang nội dung nào cả.

Có phải trả tiền để được xếp hạng cao ở các trang tìm kiếm?

Bạn có thể trả tiền cho các trang web tài trợ (sponsor link), nhưng đó là cách khá đắt đỏ để có được khách hàng, đặc biệt nếu như bạn có rất nhiều khách hàng ghé thăm. SEO tập trung vào việc tác động đến danh sách kết quả tìm kiếm có hệ thống.

Bạn có thể trả tiền cho một chuyên gia SEO để khuyên mình làm thế nào để tăng thứ hạng của mình, nhưng bạn không thể trực tiếp trả tiền cho Google để được xuất hiện ở thứ hạng cao.

Một phần quan trọng của SEO là xác định từ khóa và lặp lại chúng trong các đề mục, các đoạn mở đầu và trong địa chỉ trang web. Các đường link đến với những bài khác từ trang chủ cũng có tác dụng. Bởi vì trang chủ thường được các công cụ tìm kiếm biết đến nhiều hơn.
Video hướng dẫn seo là gì ?

Chúc các bạn tự học SEO hiệu quả !

Học được SEO là bạn đã học được một phần rất quan trọng trong Bán hàng trực tuyến rồi đó, để thuận tiện trong quá trình học thì bạn nên sử dụng công cụ phân tích và lập kế hoạch từ khoá Google Keyword Planner

Tối ưu title và description cho website

1. Thẻ tiêu đề (title):


Thẻ tiêu đề có chức năng gì? Nó giúp cho người dùng và công cụ tìm kiếm biết chủ đề của trang cụ thể là gì.
Thẻ tiêu đề hiển thị ở đâu? Thẻ tiêu đề sẽ xuất hiện ngay trên thanh trạng thái của trình duyệt.

Làm sao để sử dụng thẻ <title>? Thẻ <title> phải được đặt trong thẻ <head> của tài liệu HTML. Tốt nhất là bạn nên tạo tiêu đề duy nhất cho mỗi trang trên trang web của bạn.

Nếu website của bạn xuất hiện trong trang kết quả tìm kiếm, nội dung của thẻ tiêu đề thường sẽ xuất hiện tại dòng đầu tiên của các kết quả. Các từ trong tiêu đề được in đậm nếu chúng xuất hiện trong truy vấn tìm kiếm của người dùng. Điều này có thể giúp người dùng nhận ra những trang liên quan đến tìm kiếm của họ.

Tiêu đề trang chủ của bạn có thể liệt kê tên trang web/doanh nghiệp và có thể có một số thông tin quan trọng như vị trí thực của doanh nghiệp hoặc có thể là một vài lĩnh vực hoạt động chính hoặc các mặt hàng được chào bán của doanh nghiệp.

VD: <title>Marketing online | Thuong mai dien tu | SEO | Lap trinh | Internet Marketing</title>

Các tiêu đề cho các trang con trên trang web của bạn nên mô tả chính xác vấn đề trọng tâm của trang cụ thể đó và cũng có thể bao gồm tên trang web hoặc tên doanh nghiệp.

VD: <title>Học SEO | Việt Blogger </title>




Cách tối ưu các thẻ tiêu đề trang:

Mô tả chính xác nội dung trang - Chọn tiêu đề truyền đạt hiệu quả chủ đề nội dung trang.

Tránh:
  • Chọn tiêu đề không liên quan đến nội dung trang
  • Sử dụng các tiêu đề mặc định hoặc không rõ ràng
Tạo thẻ tiêu đề duy nhất cho mỗi trang – Mỗi trang của bạn tốt nhất nên có thẻ tiêu đề duy nhất, thẻ này giúp Google biết trang này không giống như các trang khác trên trang web của bạn ở điểm nào.

Tránh:
  • Sử dụng thẻ tiêu đề duy nhất cho tất cả các trang web của bạn hoặc nhóm lớn các trang
Sử dụng các tiêu đề ngắn gọn, nhưng mang tính mô tả – Tiêu đề có thể vừa ngắn gọn và giàu thông tin. Nếu tiêu đề quá dài, Google sẽ chỉ hiển thị một phần tiêu đề trong kết quả tìm kiếm.

Tránh:
  • Sử dụng các tiêu đề quá dài không có ích cho người dùng
  • Bổ sung các từ khoá không cần thiết trong các thẻ tiêu đề của bạn

2. Thẻ mô tả (description):



Thẻ meta mô tả của trang cung cấp cho Google và các công cụ tìm kiếm khác bản tóm tắt nội dung trang. Trong khi tiêu đề trang có thể là một vài từ hoặc cụm từ, thẻ meta mô tả của trang có thể là một hoặc hai câu hoặc một đoạn ngắn. Giống như thẻ <title>, thẻ meta mô tả được đặt trong thẻ<head> của tài liệu HTML của bạn.

VD: <meta name=”description” content=”Việt Blogger, Blog chia sẻ đam mê, Thủ thuật hay cho WordPress và Blogspot... (là những nội dung chính của website Việt Blogger)” />

Các thẻ meta mô tả rất quan trọng vì Google có thể sử dụng chúng làm các đoạn trích cho trang của bạn. Google còn có thể chọn sử dụng phần tương ứng của văn bản hiển thị trên trang của bạn nếu nó khớp với truy vấn của người dùng. Thêm các thẻ meta mô tả vào mỗi trang web của bạn luôn luôn là biện pháp tốt trong trường hợp Google không thể tìm thấy lựa chọn văn bản tốt để sử dụng trong đoạn trích.

Các đoạn trích xuất hiện bên dưới tiêu đề của trang và phía trên URL của trang trong kết quả tìm kiếm.

Các từ trong đoạn trích được in đậm khi chúng xuất hiện trong truy vấn của người dùng. Điều này giúp người dùng biết liệu nội dung trên trang có khớp với những gì mà người đó đang tìm kiếm hay không.

Cách tối ưu thẻ meta mô tả

Tóm tắt một cách chính xác nội dung của trang - Viết mô tả vừa cung cấp thông tin vừa thu hút người dùng nếu họ nhìn thấy thẻ meta mô tả của bạn dưới dạng đoạn trích trong kết quả tìm kiếm.

Tránh:
  • Viết thẻ meta mô tả không liên quan đến nội dung trên trang
  • Sử dụng các mô tả chung chung như “Đây là một trang web” …
  • Chỉ điền các từ khoá vào mô tả
  • Sao chép và dán toàn bộ nội dung của tài liệu vào thẻ meta mô tả
Sử dụng các mô tả duy nhất cho mỗi trang

- Mỗi trang có một thẻ meta mô tả khác nhau giúp cả người dùng và Google, đặc biệt là trong các tìm kiếm mà người dùng có thể đưa lên

nhiều trang trên tên miền của bạn (ví dụ: các tìm kiếm sử dụng trang web: toán tử). Nếu trang web của bạn có hàng nghìn hoặc thậm chí hàng triệu trang, các thẻ meta mô tả được tạo thủ công có lẽ không thể khả thi. Trong trường hợp này, bạn có thể tạo tự động các thẻ meta mô tả dựa trên nội dung của mỗi trang.

Tránh:
  • Sử dụng thẻ meta mô tả cho tất cả các trang trên trang web của bạn hoặc cho số lượng trang lớn
Chúc các bạn thành công trong chặng đường SEO của mình!

Hướng dẫn SEO Onpage cho website

Trước khi bước vào hướng dẫn các bạn SEO Onpage nhằm tăng thứ hạng của trang web trên trang kết quả tìm kiếm thì ít nhất chúng ta phải hiểu được SEO là gì.

Vậy theo các bạn SEO là gì?
Để trả lời cho câu hỏi trên mời các bạn được qua bài viết "SEO là gì?" để hiểu hơn về SEO.

Cũng có thể nói ngắn gọn như sau:

SEO là viết tắt của cụm từ ( Search Engine Optimization ) nó là một thuật ngữ để chỉ quá trình tối ưu hóa website của bạn. Nhằm giúp trang web thân thiện hơn với các công cụ tìm kiếm và cải thiện thứ hạng của bạn trên công cụ tìm kiếm. Có hai loại SEO chính đó là: SEO Onpage là việc dùng các kỹ thuật tối ưu hóa áp dụng ngay trên trang web của bạn; SEO Off Page là các yếu tố bên ngoài phạm vi trang web.

Nói qua như vậy để các bạn có thể dễ hình dung công việc hơn rồi đúng không ạ. Sau đây là một số biện pháp mà mình muốn đưa ra để cho các bạn có thể có một trang web hoàn toàn thân thiện với công cụ tìm kiếm.

1. Nội dung là "Vua"

Nếu như các bạn đã tìm hiểu qua SEO chắc hẳn các bạn cũng đã nghe qua câu" Content is King - Links is Queen ". Điều này có thể cho chúng ta thấy tầm quan trọng của nội dung là như thế nào. Hiện nay, không riêng gì Google mà tất cả các công cụ tìm kiếm đều hướng đến người dùng. Chính vì lý do đó mà các bài viết có nội dung tốt luôn được các công cụ tìm kiếm đánh giá cao.Ta dễ dàng thấy rằng một trang web có nội dung hay và được nhiều người quan tâm chắc chắn sẽ có thứ hạng cao trên các công cụ tìm kiếm. Và nó sẽ là một nền tảng thật vững chắc giúp cho công việc SEO của chúng ta trở nên thật dễ dàng. Và ngược lại thì sao ạ? Nếu như một trang web có nội dung nghèo nàn và kho khan thì cho dù có áp dụng rất tốt các biện pháp seo nhưng cũng rất khó để có thể lên được những top đầu trong kết quả tìm kiếm.



Vậy như thé nào thì được gọi là nội dung tốt, hay?
  • Đầu tiên đó chính là nội dung của bạn phải thật sự "độc đáo": Cái này là yếu tố rất quan trọng. Nội dung do chính bạn viết ra, các câu từ không bị chùng lặp với một ai. Nội dung ở đây có thể là bài viết, hình ảnh, video, bài thuyết trình hay một tấm hình infographic nhưng nên nhớ hãy à của bạn nhé
    Nội dung phải được công bố trên website của bạn đầu tiên: Nội dung có thể do bạn viết nhưng bạn lại không xuất bản nó trên website bạn SEO đầu tiên mà bạn lại xuất bản ở 1 blog, website khác thì nó cũng không tốt cho trang SEO hiện tại. Bạn nên nhớ kỹ điều này nhé "xuất bản đầu tiên"
  • Một bài viết có nội dung tốt thì luôn có đi kèm văn bản: TRong mỗi bài viết bạn có thể đa dạng hóa nội dung của bạn bằng video, hình ảnh infographic nhưng bạn luôn cần kèm theo những đoạn text văn bản mô tả. Điều này rất tốt cho SEO. Bởi lẽ nhưng thứ trên bọ tìm kiếm sẽ không thể hiểu được mà. :v
  • Nội dung đó là hữu ích: Bạn có thể tạo ra những nội dung độc nhưng nó lại không mang lại giá trị gì cho người dùng thì cũng vô nghĩa. Trước khi xuất bản bài viết bạn phải chắc chắn rằng thông tin bài viết của bạn có ích và đều phục vụ người dùng. Thêm đó là các bài viết dài sẽ dễ SEO hơn bài viết ngắn nên bạn nên viết các bài SEO dài một chút.

2. Tiêu đề trang, mô tả và định dạng của bài viết

(Tối ưu cho title và Description)


Để làm được điều này, mời bạn đọc qua bài viết "Tối ưu title và description cho website"
Sau khi đã làm được điều này, bước tiếp theo chúng ta cần làm đó là

3. Cấu trúc URL

Một URL thân thiện với SEO thường sử dụng dấu gạch - và có độ dài <255 ký tự, không chứa các ký tự đặc biệt như "?".


Cấu trúc Url thân thiện

Ví dụ:
URL thân thiện : http://vietbg.blogspot.com/p/gioi-thieu.html
URL không thân thiện : http://vietbg.blogspot.com/search/label/Wordpress?max-results=5

Cấu trúc link điều hướng ( Breadcrumb hay Navigation ): điều này sẽ giúp cho độc giả tìm kiếm các bài viết của bạn nhanh hơn. Họ cũng sẽ biết được họ đang ở đâu trong trang web của bạn và dễ dàng di chuyển, tìm kiếm các bài viết họ mong muốn.

4. Liên kết nội bộ ( Internal Link )

Liên kết nội hay còn gọi là Internal Link.Nó cũng giúp phần to lớn trong SEO. Một trang website có cấu trúc chặt chẽ chắc chắn sẽ giúp cho website của bạn đứng vững trước bất cứ thuật toán nào của các thuật toán tìm kiếm. Người dùng hay Google bot đều sẽ thoát khỏi website bạn ngay nếu không có các liên kết nội bộ trong trang, bài viết. Đồng thời đây cũng là cách để chúng ta tăng "thời gian onl trên trang" và "lượt xem trang" cho website. Với phương diện là một người dùng chắc chắc rằng khi đang đọc bài viết mà thấy các bài viết khác liên quan mình sẽ nhấp vào để đọc tiếp và do vậy thời gian họ ở lại website sẽ lâu hơn.
Tận dụng sức mạnh link nội

Tận dụng sức mạnh link nội
Liên kết nội xuất hiện ở đâu ?
Liên kết nội có thể xuất hiện gần như là mọi nơi trên trang web của bạn. Ở Header (Menu), Footer, đăng ký thành viên, các bài viết liên quan, sidebar list ra các bài viết mới nhất, các bài viết được quan tâm nhất hoặc chính trong các bài viết mà bạn đặt link sang các page, post khác.
Liên kết nội như nào là tốt?
  • Đặt anchor text trong các bài viết đa dạng và tự nhiên
  • Thêm các internal link khi chúng là hữu ích cho người đọc của bạn
  • Trong 1 bài viết không nên có quá nhiều link nội bộ, tầm 4-5 internal link là tốt nhất.
  • Nếu có thể, bạn hãy thêm các bài viết liên qua ở cuối mỗi bài để liên kết nội bộ.
Chú ý: Liên kết nội giúp chúng ta có thể điều hướng website, thiết lập hệ thống phân cấp thông tin trong website và truyền giá trị cho nhau. Từ đó bạn có thể tận dụng liên kết nội để đẩy cho các từ khóa SEO. Tức là bạn có thể tập trung liên kết nội về trang/bài viết bạn đang SEO nó sẽ nhận được giá trị từ các trang trỏ về.

5. Tốc độ tải trang


Tốc độ load trang cũng rất quan trọng. Theo những nghiên cứu thì có tới 90% người dùng sẽ rời bỏ website của bạn ngay khi trong vòng 5s mà họ chưa truy cập được vào trang web của bạn. Do vậy bạn phải tối ưu trang web của mình sao cho tốc độ tải trang càng nhanh càng tốt. Các biện pháp chính để tối ưu tốc đọ tải trang như sau:
  • Sử dụng các giao diện nhẹ nhàng
  • Tránh sử dụng các file JS
  • Tối ưu hóa hình ảnh để trang load nhanh hơn
  • Tắt các chức năng không cần thiết
Để biết tố độ load của trang web mình như thế nào, và các biện pháp khắc phục ra sao. Xin mời bạn truy cập vào địa chỉ sau :

6. Thân thiện với thiết bị di động


Vào cuối năm 2014, Google chính thức thêm tính năng Mobile Usability vào Webmaster Tools. Mục đich chính là thống kê các vấn đề về khả năng sử dụng di động của người dùng khi vào website của bạn. Rõ ràng với thời đại công nghệ như hiện nay, việc lướt web bằng các thiết bị thông minh cầm tay ngày càng được ưa chuộng. Bởi vậy nếu như website của bạn mà không thân thiện với di động thì có lẽ bạn sẽ mất đi một lượng lớn khách hàng. Do các thiết kế bạn dùng không hỗ trợ Mobile thì người dùng mobile truy cập sẽ rất khó khăn và nó cũng sẽ không tốt cho SEO.

Có gì chưa rõ, đừng ngần ngại hãy đặt câu hỏi ngay dưới phần comment nhé. Sẽ có người chỉ cho bạn môt cách tận tình nhất.!!!

5/6/15

Tên trang web không nên có phân vùng

Hôm nay bảo thằng đệ nó làm một trang khắc dấu, dè đâu nó thêm luôn vào tựa đề của trang là khắc dấu Hà Nội, nó giải thích rằng mình chỉ bắt khách hàng đầu Hà Nội chứ có bán ở Hồ Chí Minh đâu, tuy nhiên điều này thật tệ hại …

Nó tệ hại ở chỗ, rõ ràng là mình chỉ bán ở Hà Nội, nhưng tựa đề website không nên cho từ Hà Nội vào, vì trong trường hợp lên được top của Google, khách hàng tra cứu thấy mẹ nó luôn chữ Hà Nội rồi, họ sẽ chắc chắn không click vào để mà xem thông tin vì đằng nào nó cũng không bán ở vùng khác.













Thay vì như vậy, chúng ta có thể không để vùng, nhưng có thể dùng thuật đặt câu chữ chỗ phần chân trang hoặc trong phần liên hệ, ví dụ: “Hà Nội – liên hệ số điện thoại này, Hồ Chí Minh – chúng tôi chưa cung cấp dịch vụ tại đây …”

Như vậy, ngoài việc nhìn cái tựa đề nó gọn hơn tí, chúng ta còn có thêm tí khách hàng, chẳng sao cả, nếu họ thấy mình không bán ở Hồ Chí Minh thì họ ra tìm lại, chẳng ảnh hưởng tới uy tín vì có cái trang bán đồ bé tẹo như cái kẹo, mai có khi người ta lại vào nhầm chứ nhớ làm sao được, với lại mình không lừa đảo cái gì cả, kể cả thông tin, vậy ngu gì mà tự bó chân mình lại ?

Chúc các bạn làm SEO thành công !
Theo: jamviet

Các cách chặn Google bot trên các trang nhất định !

Để chặn Google Bot lập chỉ mục một trang mà bạn cho rằng việc index là không có lợi hoặc không mang lại bất kì giá trị nào, bạn có thể làm được bằng nhiều cách, các cách đó có thể là:
1. Thêm thẻ meta noindex vào header của trang, ví dụ:
<meta name="robots" content="noindex, follow">
Các bạn không lập chỉ mục, tuy nhiên nên để follow để robot sẽ đi theo các liên kết trên trang không lập chỉ mục và vẫn lập chỉ mục và xếp hạng cho các trang khác nhé !
2. Cách này liên quan tới PHP, các bạn có thể trả về mã Header là:
X-Robots: Noindex
3. Cách dễ dàng hơn và thuận tiện hơn cho việc chặn cả một thư mục, hoặc nếu CMS nào đó không cho phép bạn can thiệp sâu hơn thì có thể làm file robots.txt, hoặc can thiệp vào nội dung của nó như sau:
User-agent: *
Disallow: /wp-admin/
Hoặc bất cứ thư mục nào bạn muốn, chỉ cần khai báo sau đó vào Google Webmaster > Thu thập dữ liệu > Kiểm tra Robots.txt:
Công cụ kiểm tra file robots.txt của Google Webmaster
Chúc các bạn thành công !

404 nhiều cũng sẽ ảnh hưởng tới Pagerank của trang



Trong một bài viết gần đây tôi đã nêu ra các lý do 404 có ảnh hưởng ít nhiều tới SEO và cách khắc phục, hôm vừa rồi có một bạn khác cũng quan tâm tới vấn đề này nên viết thư cho tôi hỏi về vài mẹo trong việc xử lý lỗi 404 mỗi khi các bạn đổi CMS hoặc đổi đường dẫn, tất nhiên vấn đề là 404 có ảnh hưởng tới SEO, và cả Pagerank !

Pagerank hiểu theo nghĩa đơn giản, nghĩa là tập hợp số điểm trên mỗi đường dẫn website ( cả trang chủ và bất kì một trang con nào cũng có chỉ số Pagerank khác nhau ) bằng tiêu chí backlink và chất lượng nội dung, cộng thêm với lượt truy cập vào bài viết đó, nghĩa là chất lượng nội dung + số lượng “vote” cho bạn thế nào, hiện tại công thức tính pagerank vẫn là một ẩn số mà nhiều người phải đau đầu nghiên cứu, tôi đã từng bắt gặp các bài viết khá ít backlink nhưng pagerank rất cao, 5 hoặc 6, là do chất mỗi backlink là cực kì chất, cộng thêm nội dung rất hấp dẫn và hữu ích với người dùng.



Ngoài ra Pagerank còn được tập hợp bởi các “link juice” của các bài viết khác chảy về, nghĩa là trong một bài viết, chả cần có backlink, chỉ cần các bài viết khác trỏ về là có thể có pagerank như thường, khái niệm link Juice hoàn toàn giống pagerank, nhưng người ta dùng Link Juice là chỉ khái niệm dòng chảy trong một website nhiều hơn, ta có thể hiểu chúng là những đường ống dẫn nước đa chiều, bài viết nào càng nhận được nhiều Internal link thì càng có nhiều nước đó là Link Juice !

Quay trở lại vấn đề 404, vai trò của bài viết trong một trang có tầm ảnh hưởng lớn tới chất lượng của một website hay blog, thì việc mất mát bài viết và trả về lỗi 404 là một thiệt hại lớn cho Pagerank, nói chung là chất lượng chung của một website, vì thế, việc các webmaster khắc phục bài viết trên các link 404 là việc quan trọng, ngoài ra nếu thay đổi CMS làm web thì cũng phải tính tới đường dẫn bài viết, hoặc bạn phải chọn link bài viết một cách khôn ngoan để nếu việc thay đổi CMS có xảy ra thì các bạn cũng sẽ không thiệt hại nhiều về mặt nội dung !

Tôi thì thường redirect 301 toàn bộ các bài viết 404 đã xóa về trang chủ, điều này đảm bảo backlink không hoang phí và giữ lại phần nhiều Link Juice từ các bài viết khác trỏ lại !

Vậy, 404 ảnh hưởng mạnh tới Pagerank, càng nhiều 404 thì càng nhiều nguy cơ giảm pagerank, giảm trải nghiệm người dùng, giảm thứ hạng từ khóa ….

Chúc các bạn thành công !

Theo: jamviet