Trước khi bước vào hướng dẫn các bạn SEO Onpage nhằm tăng thứ hạng của trang web trên trang kết quả tìm kiếm thì ít nhất chúng ta phải hiểu được SEO là gì.
Vậy theo các bạn SEO là gì?
Để trả lời cho câu hỏi trên mời các bạn được qua bài viết "SEO là gì?" để hiểu hơn về SEO.
Cũng có thể nói ngắn gọn như sau:
SEO là viết tắt của cụm từ ( Search Engine Optimization ) nó là một thuật ngữ để chỉ quá trình tối ưu hóa website của bạn. Nhằm giúp trang web thân thiện hơn với các công cụ tìm kiếm và cải thiện thứ hạng của bạn trên công cụ tìm kiếm. Có hai loại SEO chính đó là: SEO Onpage là việc dùng các kỹ thuật tối ưu hóa áp dụng ngay trên trang web của bạn; SEO Off Page là các yếu tố bên ngoài phạm vi trang web.
Nói qua như vậy để các bạn có thể dễ hình dung công việc hơn rồi đúng không ạ. Sau đây là một số biện pháp mà mình muốn đưa ra để cho các bạn có thể có một trang web hoàn toàn thân thiện với công cụ tìm kiếm.
1. Nội dung là "Vua"
Nếu như các bạn đã tìm hiểu qua SEO chắc hẳn các bạn cũng đã nghe qua câu" Content is King - Links is Queen ". Điều này có thể cho chúng ta thấy tầm quan trọng của nội dung là như thế nào. Hiện nay, không riêng gì Google mà tất cả các công cụ tìm kiếm đều hướng đến người dùng. Chính vì lý do đó mà các bài viết có nội dung tốt luôn được các công cụ tìm kiếm đánh giá cao.Ta dễ dàng thấy rằng một trang web có nội dung hay và được nhiều người quan tâm chắc chắn sẽ có thứ hạng cao trên các công cụ tìm kiếm. Và nó sẽ là một nền tảng thật vững chắc giúp cho công việc SEO của chúng ta trở nên thật dễ dàng. Và ngược lại thì sao ạ? Nếu như một trang web có nội dung nghèo nàn và kho khan thì cho dù có áp dụng rất tốt các biện pháp seo nhưng cũng rất khó để có thể lên được những top đầu trong kết quả tìm kiếm.
Vậy như thé nào thì được gọi là nội dung tốt, hay?
- Đầu tiên đó chính là nội dung của bạn phải thật sự "độc đáo": Cái này là yếu tố rất quan trọng. Nội dung do chính bạn viết ra, các câu từ không bị chùng lặp với một ai. Nội dung ở đây có thể là bài viết, hình ảnh, video, bài thuyết trình hay một tấm hình infographic nhưng nên nhớ hãy à của bạn nhé
Nội dung phải được công bố trên website của bạn đầu tiên: Nội dung có thể do bạn viết nhưng bạn lại không xuất bản nó trên website bạn SEO đầu tiên mà bạn lại xuất bản ở 1 blog, website khác thì nó cũng không tốt cho trang SEO hiện tại. Bạn nên nhớ kỹ điều này nhé "xuất bản đầu tiên" - Một bài viết có nội dung tốt thì luôn có đi kèm văn bản: TRong mỗi bài viết bạn có thể đa dạng hóa nội dung của bạn bằng video, hình ảnh infographic nhưng bạn luôn cần kèm theo những đoạn text văn bản mô tả. Điều này rất tốt cho SEO. Bởi lẽ nhưng thứ trên bọ tìm kiếm sẽ không thể hiểu được mà. :v
- Nội dung đó là hữu ích: Bạn có thể tạo ra những nội dung độc nhưng nó lại không mang lại giá trị gì cho người dùng thì cũng vô nghĩa. Trước khi xuất bản bài viết bạn phải chắc chắn rằng thông tin bài viết của bạn có ích và đều phục vụ người dùng. Thêm đó là các bài viết dài sẽ dễ SEO hơn bài viết ngắn nên bạn nên viết các bài SEO dài một chút.
2. Tiêu đề trang, mô tả và định dạng của bài viết
(Tối ưu cho title và Description)
Để làm được điều này, mời bạn đọc qua bài viết "Tối ưu title và description cho website"
Sau khi đã làm được điều này, bước tiếp theo chúng ta cần làm đó là
3. Cấu trúc URL
Một URL thân thiện với SEO thường sử dụng dấu gạch - và có độ dài <255 ký tự, không chứa các ký tự đặc biệt như "?".
Cấu trúc Url thân thiện
Ví dụ:
URL thân thiện : http://vietbg.blogspot.com/p/gioi-thieu.html
URL không thân thiện : http://vietbg.blogspot.com/search/label/Wordpress?max-results=5
Cấu trúc link điều hướng ( Breadcrumb hay Navigation ): điều này sẽ giúp cho độc giả tìm kiếm các bài viết của bạn nhanh hơn. Họ cũng sẽ biết được họ đang ở đâu trong trang web của bạn và dễ dàng di chuyển, tìm kiếm các bài viết họ mong muốn.
4. Liên kết nội bộ ( Internal Link )
Liên kết nội hay còn gọi là Internal Link.Nó cũng giúp phần to lớn trong SEO. Một trang website có cấu trúc chặt chẽ chắc chắn sẽ giúp cho website của bạn đứng vững trước bất cứ thuật toán nào của các thuật toán tìm kiếm. Người dùng hay Google bot đều sẽ thoát khỏi website bạn ngay nếu không có các liên kết nội bộ trong trang, bài viết. Đồng thời đây cũng là cách để chúng ta tăng "thời gian onl trên trang" và "lượt xem trang" cho website. Với phương diện là một người dùng chắc chắc rằng khi đang đọc bài viết mà thấy các bài viết khác liên quan mình sẽ nhấp vào để đọc tiếp và do vậy thời gian họ ở lại website sẽ lâu hơn.
Tận dụng sức mạnh link nội
Liên kết nội xuất hiện ở đâu ?
Liên kết nội có thể xuất hiện gần như là mọi nơi trên trang web của bạn. Ở Header (Menu), Footer, đăng ký thành viên, các bài viết liên quan, sidebar list ra các bài viết mới nhất, các bài viết được quan tâm nhất hoặc chính trong các bài viết mà bạn đặt link sang các page, post khác.
Liên kết nội như nào là tốt?
- Đặt anchor text trong các bài viết đa dạng và tự nhiên
- Thêm các internal link khi chúng là hữu ích cho người đọc của bạn
- Trong 1 bài viết không nên có quá nhiều link nội bộ, tầm 4-5 internal link là tốt nhất.
- Nếu có thể, bạn hãy thêm các bài viết liên qua ở cuối mỗi bài để liên kết nội bộ.
Chú ý: Liên kết nội giúp chúng ta có thể điều hướng website, thiết lập hệ thống phân cấp thông tin trong website và truyền giá trị cho nhau. Từ đó bạn có thể tận dụng liên kết nội để đẩy cho các từ khóa SEO. Tức là bạn có thể tập trung liên kết nội về trang/bài viết bạn đang SEO nó sẽ nhận được giá trị từ các trang trỏ về.
5. Tốc độ tải trang
Tốc độ load trang cũng rất quan trọng. Theo những nghiên cứu thì có tới 90% người dùng sẽ rời bỏ website của bạn ngay khi trong vòng 5s mà họ chưa truy cập được vào trang web của bạn. Do vậy bạn phải tối ưu trang web của mình sao cho tốc độ tải trang càng nhanh càng tốt. Các biện pháp chính để tối ưu tốc đọ tải trang như sau:
- Sử dụng các giao diện nhẹ nhàng
- Tránh sử dụng các file JS
- Tối ưu hóa hình ảnh để trang load nhanh hơn
- Tắt các chức năng không cần thiết
Để biết tố độ load của trang web mình như thế nào, và các biện pháp khắc phục ra sao. Xin mời bạn truy cập vào địa chỉ sau :
6. Thân thiện với thiết bị di động
Vào cuối năm 2014, Google chính thức thêm tính năng Mobile Usability vào Webmaster Tools. Mục đich chính là thống kê các vấn đề về khả năng sử dụng di động của người dùng khi vào website của bạn. Rõ ràng với thời đại công nghệ như hiện nay, việc lướt web bằng các thiết bị thông minh cầm tay ngày càng được ưa chuộng. Bởi vậy nếu như website của bạn mà không thân thiện với di động thì có lẽ bạn sẽ mất đi một lượng lớn khách hàng. Do các thiết kế bạn dùng không hỗ trợ Mobile thì người dùng mobile truy cập sẽ rất khó khăn và nó cũng sẽ không tốt cho SEO.
Có gì chưa rõ, đừng ngần ngại hãy đặt câu hỏi ngay dưới phần comment nhé. Sẽ có người chỉ cho bạn môt cách tận tình nhất.!!!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét